Bộ Tài chính dự kiến sẽ áp mức thuế nhập khẩu 10% đối với thép có chứa hợp kim thay cho mức 0% hiện nay.
Tổng Cục Hải quan vừa có công văn yêu cầu các Cục Hải quan tỉnh, thành phố tăng cường kiểm tra đối với mặt hàng thép khai báo thuộc các nhóm 72.06, 72.07 và 72.24 một cách thống nhất.
Người phát ngôn Chính phủ vừa lên tiếng về việc các doanh nghiệp Trung Quốc đã gian lận nhằm trốn thuế, đưa gần 1 triệu tấn phôi thép Trung Quốc “đội lốt” hợp kim vào Việt Nam trong 9 tháng qua khiến doanh nghiệp sản xuất thép Việt Nam điêu đứng.
Văn phòng Chính phủ vừa có thông báo kết luận của Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải tại cuộc họp về tình hình nhập lậu thép vào Việt Nam.
Hiệp hội thép Việt Nam (VSA) đã cáo buộc các nhà xuất khẩu phôi thanh Trung Quốc gian lận thương mại bằng cách hỗ trợ trong việc gian lận thuế nhập khẩu cho phôi thanh. VSA cho biết việc nhập khẩu những loại phôi thanh này đã đe dọa đến các doanh nghiệp trong nước.
Trong số 1,135 triệu tấn phôi thép nhập khẩu từ đầu năm tới nay, chiếm tới 75% là phôi thép xuất xứ Trung Quốc, với giá nhập khẩu rẻ hơn 35-45% so với cùng kỳ.
Đối với ngành thép, việc tham gia Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP) đặt ra khá nhiều áp lực, bởi quy mô hoạt động nhỏ, khả năng vốn không đủ mạnh hay sự thiếu năng lực trong việc giải quyết các tranh chấp về phòng vệ thương mại…
Hiệp Hội thép Việt Nam đã cáo buộc Trung Quốc gian lận thương mại trong việc xuất khẩu phôi thép sang Việt Nam làm hao hụt ngân sách nhà nước lên đến hàng triệu dolla.
Ngày 18-10, đại diện Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA) cho biết, VSA đã có văn bản gửi các bộ: Công thương, Tài chính và Khoa học - Công nghệ phản ánh tình trạng phôi thép hợp kim chứa nguyên tố crôm nhập khẩu từ Trung Quốc vào Việt Nam tăng mạnh thời gian gần đây, tác động xấu tới thị trường trong nước. VSA đề nghị các cơ quan quản lý áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại, nhằm hạn chế thiệt hại cho ngành luyện kim trong nước.
Trong vòng 2 tháng, hơn 65.000 tấn phôi thép Trung Quốc gian lận, cố tình ghi sai mã nhập khẩu để hưởng thuế suất 0% tuồn vào Việt Nam đã khiến cho Nhà nước thất thu hàng triệu USD, các doanh nghiệp trong nước điêu đứng.