Đây là lần thứ hai doanh nghiệp ngành thép yêu cầu điều tra chống bán phá giá đối với hàng nhập khai gian, hưởng thuế suất thấp khiến ngành thép trong nước gặp nhiều khó khăn
Tổng lượng tiêu thụ thép xây dựng cả năm 2015 tăng 24,3% so với năm 2014 lên đến gần 7 triệu tấn. Tuy nhiên, trong khi các nhà sản xuất thép xây dựng tận dụng được nguồn phôi thép giá rẻ để giảm giá bán và giành thị phần, thì các nhà sản xuất phôi trong nước lại lao đao bởi lượng phôi nhập khẩu từ Trung Quốc tăng mạnh.
Số liệu của Tổng cục Hải quan cho biết, với lượng thép nhập khẩu tháng 12/2015 đạt hơn 1,25 triệu tấn, đã nâng tổng lượng thép nhập khẩu của năm 2015 ước đạt khoảng 15,098 triệu tấn, tăng 28,3% so với cùng kỳ năm trước, đạt giá trị khoảng 7,3 tỷ USD.
Doanh nghiệp ngành thép đang rơi vào thế "tiến thoái lưỡng nan" khi phải đối mặt với hàng triệu tấn thép Trung Quốc giá rẻ được nhập vào Việt Nam.
Ngày 4-1, giá thép tiếp tục hạ thêm 200.000 đồng/tấn so với tháng trước, bình quân còn 10,3-10,4 triệu đồng/tấn, do sức mua trên thị trường có dấu hiệu chậm lại.
Lượng sắt thép nhập khẩu năm 2015 tăng gần 30%, lên đến hơn 15 triệu tấn, gây ra rất nhiều khó khăn cho các doanh nghiệp thép trong nước, theo Vụ Kinh tế Dịch vụ thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
Theo đại diện Hiệp hội Thép Việt Nam, việc áp thuế tự vệ cho phôi thép nhập khẩu chỉ nhằm hạn chế trào lưu nhập khẩu chứ không tác động đến giá thép trong nước.
Trước tình trạng phôi thép và thép dài nhập ngoại tăng đột biến về số lượng trong năm 2015, 4 doanh nghiệp thép trong nước vừa nộp hồ sơ lên Bộ Công thương yêu cầu áp dụng biện pháp tự vệ với thuế suất 45% với phôi thép và 33% với sản phẩm thép dài nhập khẩu.