Việc mở một cuộc điều tra nhắm vào các biện pháp phòng vệ đối với việc nhập khẩu phôi thép, cuộn trơn và thép cây hôm 25/12 của Bộ Công Thương đã làm tạm dừng hoạt động nhập khẩu mới. Hòa Phát, Thép Miền Nam, Thép Thái Nguyên và Thép Việt Ý là những nguyên đơn trong vụ kiện lần này, các công ty này đã đề xuất mức thuế 33% cho phôi thanh và 45% cho các loại thép dài.
Hiệp hội thép Việt Nam trước đây đã đả kích lại việc nhập khẩu gây ảnh hưởng xấu đến giá thép trong nước và khiến các doanh nghiệp trong nước hoạt động với công suất thấp mà theo ước tính của VSA chỉ đạt khoảng 40-55% tổng công suất.
Thời gian điều tra trong vụ kiện này kéo dài từ ngày 01/01/2012 đến ngày 30/9/2015. Nhập khẩu phôi thanh tăng lên 1,5 triệu tấn trong 2015 từ 468.000 tấn (2012) và thép dài (gồm thép thanh và cuộn trơn) lên 1,12 triệu tấn từ 389.000 tấn (2012).
Các nguyên đơn đang yêu cầu mức thuế sợ bộ 45% cho phôi thanh và 33% cho các sản phẩm thép dài trong vòng 200 ngày trước khi có kết luận từ cuộc điều tra cuối cùng, phù hợp với quy định của WTO. Bộ có thể áp dụng các biện pháp phòng vệ tạm thời trong vòng 60 ngày tới đối khi nhập thép từ tất cả các nước.
Việc giao dịch những loại sản phẩm này đã bị ngưng lại kể từ khi có thông báo. “Nếu thuế được áp dụng thì chúng tôi không thể bán hết thép”, một nhà tích trữ ở TP.HCM nói. Ông này đang xem xét việc vận chuyển hàng vào tháng 02 một cách cẩn thận trong khi ông xem những lô hàng giao tháng 03 là nguy hiểm. Đối với những hợp đồng nổi trội mà ông đã mở thư tín dụng thì bất kỳ mức thuế nào được áp lên cũng sẽ khiến cho giá trong nước tăng theo.
Tuần trước, một thương nhân đã cố gắng mua phôi thanh giao ngay từ Trung Quốc nhưng không thành công. “Không ai có thể đảm bảo điều này”.
Theo số liệu Hải quan, trong 11 tháng qua, có hơn 13,8 triệu tấn sắt và thép được nhập về Việt Nam, trong đó Trung Quốc chiếm 61%.
Nguồn tin: satthep.net