Mạng xã hội: FacebookTwitterG+In

  • Slide 01
    Slide 01
  • Slide 02
    Slide 02

Canada lại áp thuế chống bán phá giá ống thép dẫn dầu của Việt Nam

Cơ quan biên mậu Canada (CBSA) đã quyết định đưa các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam vào mục các nhà xuất khẩu khác và phải chịu mức thuế chống bán phá giá là 37,4%.

Theo Cục Quản lý cạnh tranh (Bộ Công thương), Canada mới có thông báo kết luận cuối cùng trong việc tái điều tra đối với sản phẩm ống thép dẫn dầu của một số nước, trong đó có Việt Nam.

Cụ thể, CBSA đã kết luận rằng, do các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam không cung cấp đầy đủ thông tin cho phía cơ quan điều tra nên CBSA đã quyết định đưa các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam vào mục các nhà xuất khẩu khác và phải chịu mức thuế chống bán phá giá là 37,4% (bằng mức thuế áp dụng trong vụ việc điều tra ban đầu).

Trước đó, vào tháng 7/2014, CBSA khởi xướng điều tra AD và chống trợ cấp (CVD) đối với ống thép dẫn dầu nhập khẩu từ Việt Nam cùng 8 quốc gia khác. Tuy nhiên, đến tháng 5/2015, Canada cũng đã hủy bỏ cáo buộc các doanh nghiệp xuất khẩu ống thép dẫn dầu từ Việt Nam được nhận trợ cấp từ Chính phủ, đồng thời chấm dứt vụ kiện CVD như nguyên đơn đã cáo buộc.

Theo thông báo của CBSA, chương trình tái điều tra nhằm củng cố kết luận của cơ quan điều tra ngày 2/4/2015 về thiệt hại đối với ngành sản xuất trong nước của Canada. Trong quá trình điều tra, CBSA đã yêu cầu thông tin từ nguyên đơn và các nhà xuất khẩu về sự cần thiết của việc cập nhật giá trị thông thường cho các chuyến hàng trong tương lai.

Về phía Việt Nam, trong khuôn khổ vụ việc tái điều tra lần này, CBSA đã tiến hành thu thập thông tin liên quan đến mục 20 của đạo luật “Những biện pháp nhập khẩu đặc biệt” để đánh giá về vấn đề kinh tế thị trường đối với ngành thép Việt Nam.

Tuy vậy, CBSA đã không thể đưa ra kết luận cuối cùng liên quan đến vấn đề này, do không nhận được thông tin đầy đủ từ phía các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam.

Nhìn lại bức tranh xuất khẩu năm 2015, các doanh nghiệp Việt Nam liên tục gặp khó vì các vụ kiện chống bán phá giá ở một số quốc gia, gây thiệt hại không nhỏ cho nền kinh tế. Các mặt hàng bị kiện chống bán phá giá nhiều nhất trong năm nay được ghi nhận là cá tra, tôn, thép, cao su, sợi, gỗ, pin khô AA.

Nguồn tin: Bizlive