Được biết Bộ Công thương Việt Nam đang xem xét mức thuế tự vệ cho thép thỏi và thép thanh nhập khẩu nhưng không rõ khi nào thì mới áp dụng.
Một bản tin trên Đài tiếng nói Việt Nam cho biết một cuộc điều tra đã được tiến hành theo đề nghị của 4 doanh nghiệp trong nước là Hòa Phát, Thép Miền Nam, Thái Nguyên, Việt Ý, các công ty này chiếm khoảng 34% tổng sản lượng cả nước.
4 nhà máy đã đề nghị áp mức thuế 45% cho thép thỏi và 33% cho thép thanh trong 200 ngày trước khi cuộc điều tra cuối cùng kết thúc. Thời gian điều tra xác định mức thiệt hại từ ngày 01/01/2012 đến 30/9/2015.
VOV cho biết, theo quy định hiện hành, ngành thép có thể áp thuế tự vệ tạm thời trước khi kết thúc cuộc điều tra nếu xác định sự chậm trễ trong việc áp dụng các công cụ phòng vệ thương mại có thể sẽ gây thiệt hại nghiêm trọng cho sản xuất trong nước.
Phát biểu tại một cuộc họp gần đây với Cục quản lý cạnh tranh Việt Nam, Phó giám đốc Tập đoàn Hoa Sen, ông Võ Văn Thành than phiền về những rào cản thương mại phi thuế quan có nhiệm vụ là phải bảo vệ sản xuất trong nước chống lại thép giá rẻ nhập về ồ ạt, nhưng tại Việt Nam những rào cản thương mại như vậy là rất yếu do thiếu một khung pháp lý hiệu quả.
Hiệp hội thép Việt Nam đang làm rõ các thông số kỹ thuật cho sản phẩm thép được dùng trong nước với hy vọng rằng việc xác định tiêu chuẩn một cách chính thức sẽ ngăn việc nhập khẩu thép đội lốt những loại thép khác được hưởng thuế nhập khẩu ưu đãi.
Phản hồi trước những kiến nghị của doanh nghiệp, Phó giám đốc Cục quản lý cạnh tranh Việt Nam, ông Nguyễn Phương Nam thừa nhận các cơ quan chính phủ đã không hỗ trợ hiệu quả.
Họ phản ứng rất chậm trước các vụ kiện bán phá giá, thường phải mất hơn 6 tháng để đạt được thỏa thuận trước khi khởi kiện lên Tổ chức Thương mại Quốc tế, so với 1-2 tháng ở Đài Loan và 3 tháng ở Mỹ.
Nguồn tin: satthep.net