Tại các thành phố lớn của Việt Nam, giá thép tấm đã giảm do chi phí đầu vào giảm. Bên cạnh đó, ngày càng có nhiều hàng nhập khẩu từ Nhật và Hàn Quốc cập bến khiến các nhà máy trong nước phải dùng chiết khấu để tăng tính cạnh tranh.
Sau thép, kính xây dựng, xi măng, đến lượt các doanh nghiệp tôn thép trong nước phải kêu trời vì nạn hàng gian, hàng lậu tràn lan. Cùng một công thức nhập khẩu với giá rẻ, chất lượng thấp, sau đó tung ra bán tràn lan trong nước, các mặt hàng vật liệu xây dựng (VLXD) kém chất lượng từ nước ngoài đang lũng đoạn thị trường trong nước.
Phương pháp tính chi phí theo hoạt động là phương pháp xác định chi phí hiện đại với nhiều ưu điểm vượt trội so với các phương pháp xác định chi phí truyền thống. Việc áp dụng thành công phương pháp này sẽ giúp trong các doanh nghiệp sản xuất thép Việt Nam xây dựng được bản đồ chi phí chiến lược, quản trị chi phí hiệu quả và tăng khả năng cạnh tranh trong nền kinh tế hội nhập.
Trong khi các nước thực hiện rất gắt gao hàng rào phi thuế quan để bảo hộ hàng hóa trong nước sau hội nhập thì VN lại chưa làm được việc này. Doanh nghiệp và cả nền sản xuất nội địa thiệt thòi trong cả việc xuất khẩu lẫn giữ thị phần ở sân nhà.
Trong bối cảnh thị trường nội địa trầm lắng và công suất sản xuất thép vượt xa nhu cầu tiêu thụ, tìm hướng xuất khẩu là giải pháp được ưu tiên hàng đầu.
Theo thống kê tại BR-VT, so với mọi năm, năm nay sức tiêu thụ thép giảm hơn 20-30%. 2 tuần trở lại đây, do sức tiêu thụ chậm, hàng tồn nhiều nên các đại lý tiếp tục giảm giá các loại sắt thép. Trong khi đó, theo dự báo của Hiệp hội Thép thế giới, năm 2015, dự báo nhu cầu tiêu thụ thép thế giới sẽ tăng khoảng 2%, đạt 1.594 triệu tấn. Nắm bắt nhu cầu này, ngay khi đi vào hoạt động, các DN sản xuất thép đã xây dựng chiến lược mở rộng thị trường xuất khẩu.
Có một thực tế là hiện nay, nhiều người dân tự đi mua tôn lợp nhà nhưng lại hoàn toàn mờ tịt thông tin về các loại tôn và tất cả phụ thuộc vào lời tư vấn của người bán. Trong khi đó, hậu quả của việc chọn tôn giả thì vô cùng nghiêm trọng
Xu thế hội nhập đang mở rộng cửa thị trường Việt Nam, đón các đối thủ ngành thép thế giới nhảy vào thị trường Việt Nam. Lượng sắt thép nhập khẩu năm 2014 lên tới gần 11,5 triệu tấn, tăng 21,5% so với năm 2013. Hàng nhập khẩu đang có xu hướng “ép” thép Việt phải chạy qua các thị trường khác.
Không chỉ có những tác động trực tiếp từ việc giảm thuế nhập khẩu nhiều loại hàng hóa vào thị trường nội địa - theo cam kết của 8 hiệp định thương mại tự do (FTA) mà Việt Nam đã ký kết. Trong năm 2015, Việt Nam vẫn đang tiếp tục đàm phán và tham gia thêm một số hiệp định thương mại song phương và đa phương khác. Không ít doanh nghiệp cho rằng, có quá ít cơ hội trong khi thách thức lại rất nhiều. Song, cũng có rất nhiều quan điểm khẳng định tiềm năng, lợi thế và cụ thể là giá trị thương mại cũng như chất lượng sản phẩm hàng hóa sẽ được nâng lên trong bối cảnh cạnh tranh, hội nhập.
Tình trạng đầu tư tràn lan trong ngành thép đang bộc lộ mặt trái của nó càng lúc gàng gay gắt khi công suất của nhiều loại như phôi, thép xây dựng, thép tấm cán nguội, ống thép, tôn mạ và sơn phủ màu đến nay đã vượt nhu cầu từ 1,5 đến 2 lần, kéo theo sự cạnh tranh khốc liệt trên thị trường.
Các cửa hàng kinh doanh vật liệu xây dựng trong tỉnh cho biết: Hiện đang là thời điểm cuối năm nên các loại vật liệu xây dựng tiêu thụ chậm, hàng tồn nhiều cùng với tác động từ giá xăng dầu giảm, chi phí vận chuyển giảm.