Có thể thấy áp lực cạnh tranh ngày càng gia tăng với những doanh nghiệp tôn thép nội địa, khi các sản phẩm tôn thép kém chất lượng, giá rẻ cứ ồ ạt nhập khẩu và lấn át thị phần khiến cho nhiều doanh nghiệp trong nước mất doanh thu, đứng trước bờ vực phá sản.
Bộ Công Thương vừa quyết định điều tra áp dụng biện pháp tự vệ đối với các mặt hàng tôn mạ màu nhập khẩu vào Việt Nam từ nhiều quốc gia sau khi nhận được đơn yêu cầu áp dụng biện pháp tự vệ đối với các mặt hàng tôn màu nhập khẩu của nhóm các nhà sản xuất (CTCP Đại Thiên Lộc, CTCP Thép Nam Kim và CTCP Tôn Đông Á thị phần chiếm 25,17%).
Ngành thép nước ta đang trong tình cảnh “trên đe, dưới búa”, sản phẩm thép xuất khẩu bị vướng nhiều vụ kiện phòng vệ thương mại; trong khi đó, thị trường trong nước phải đối mặt thép giá rẻ nhập ồ ạt từ nước ngoài, nhất là Trung Quốc.
Bộ Công Thương vừa ban hành số 2847/QĐ-BCT về việc điều tra áp dụng biện pháp tự vệ đối với mặt hàng tôn màu nhập khẩu. Đây có thể là một tin vui đối với các đại gia như Hoa Sen, Tôn Đông Á, Thép Nam Kim...
Bộ Công Thương vừa ban hành quyết định điều tra áp dụng biện pháp tự vệ đối với tôn màu giá rẻ nhập khẩu ồ ạt từ Trung Quốc.
Ngành tôn thép Việt Nam đang gặp nhiều khó khăn, vừa là sản phẩm xuất khẩu bị kiện nhiều nhất, nhưng cũng vừa đối mặt với lượng tôn thép giá rẻ được nhập ồ ạt từ Trung Quốc.
Ngày 06 tháng 7 năm 2016, Bộ Công Thương đã ban hành số 2847/QĐ-BCT về việc điều tra áp dụng biện pháp tự vệ đối với mặt hàng tôn màu nhập khẩu.
Theo báo cáo từ Hiệp hội Thép Thế giới (WSA) cho biết, sản lượng bình quân thép thô trong tháng 5 của 66 nước được khảo sát đạt 139,2 triệu tấn, chỉ giảm 0,1% so với cùng kỳ năm ngoái.
Sử dụng các hàng rào phòng vệ thương mại sẽ là cái “van” cuối cùng hỗ trợ sản phẩm trong nước
Ngày 21-6, Phòng Điều tra vụ kiện phòng vệ thương mại của doanh nghiệp (DN) trong nước, Cục Quản lý cạnh tranh - Bộ Công Thương, cho biết đang xem xét việc khởi xướng điều tra áp dụng biện pháp tự vệ đối với sản phẩm tôn mạ màu (thép mạ màu kẽm phủ sơn) của một số DN đại diện cho ngành sản xuất trong nước.
Theo đại diện Cục Quản lý cạnh tranh (Bộ Công Thương), đến nay, cơ quan này đã tiến hành điều tra và áp dụng 3 vụ việc phòng vệ thương mại (PVTM) đối với ngành thép (2 vụ chống bán phá giá với sản phẩm thép không gỉ cán nguội và sản phẩm tôn mạ, 1 vụ tự vệ đối với sản phẩm phôi thép và thép dài). Ngoài ra, Cục cũng đang xem xét đơn yêu cầu điều tra PVTM đối với 2 sản phẩm thép nữa.