Chênh lệch công suất sản xuất thép thế giới và sản lượng thực tế đã tăng mạnh và có vẻ sẽ còn tăng nữa theo phát biểu của OECD tại cuộc họp tuần qua.
Một đại biểu tại OECD cho biết công suất quá mức đạt trung bình hơn 500 triệu tấn/năm kể từ năm 2008, tăng từ mức trung bình 238 triệu tấn trong giai đoạn 1980 và 2007. Tỷ lệ sử dụng-công suất ngành thép vẫn dưới mức 80% kể từ năm 2009.
Tăng trưởng công suất thép đã giảm mạnh kể từ năm 2003. Công suất bình thường từ năm 2003 đạt mức trung bình 103 triệu tấn/năm, tăng từ mức 5 triệu tấn/năm giai đoạn 1981-2002.
Công suất toàn cầu đã tăng hơn gấp đôi kể từ năm 2000 từ mức 1.046 triệu tấn/năm lên 2.321 triệu tấn năm 2014. Trung Quốc chịu trách nhiệm phần lớn về công suất với thị phần toàn cầu tăng từ 14% năm 2000 lên 49% năm 2014.
Công suất toàn cầu dự báo tiếp tục tăng trưởng. Khoảng 82 dự án hiện vẫn đang trong giai đoạn xây dựng để bổ sung thêm công suất 116 triệu tấn/năm. Khoảng thêm 122 dự án đạt mức tổng cộng 254 triệu tấn/năm đang trong giai đoạn lên kế hoạch. Hầu hết các dự án ở Châu Á với số lượng khá nhiều ở Trung Đông.
OECD cho biết các dự án tầm 9.79 triệu tấn/năm đã bị hoãn lại hoặc hủy bỏ do các lý dó bao gồm cả thị trường suy yếu, thiếu vốn và năng lượng. Thêm vào đó, công suất suy yếu tầm 17 triệu tấn/năm diễn ra chủ yếu tại Châu Âu, Bắc Mỹ, Hàn Quốc và Nhật Bản. Tuy nhiên, OECD cho biết do quá nhiều bất ổn nên cần thiết phải ngưng sản xuất.
Với công suất vẫn tăng, OECD dự báo công suất tăng lên mức 750 triệu tấn/năm trong năm 2016.
Nguồn tin: Satthep.net